Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa gắn gọn)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn)

Những sự kiện sinh hoạt văn hóa là những sự kiện thường xuyên diễn ra trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Trong bài viết này, cùng Công Decor tham khảo những bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt văn hóa ngắn gọn, hay nhất bạn nhé! Mời bạn cùng theo dõi!

Dàn ý thuyết minh thuật lại một sự kiện

Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu sự kiện sinh hoạt văn hóa mình muốn thuật lại (tên sự kiện gì, được tổ chức ở đâu, vào thời điểm nào)

Thân bài

  • Quang cảnh, không khí nơi sự kiện/lễ hội diễn ra.
  • Sự việc, hoạt động mở đầu.
  • Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
  • Sự kiện/ Chương trình khiến bạn ấn tượng nhất
  • Sự việc, hoạt động cuối cùng.

Kết bài

  • Đưa ra lời nhận xét đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện/lễ hội.

Bài văn mẫu tham khảo thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn)

Mẫu 1: Sự kiện kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

“Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai”

Câu ca dao nói về công ơn thầy cô và nhắc nhở cho các thế hệ học trò về đạo lý “tôn sư trọng đạo” – một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục, nước ta đã chọn ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổ chức lễ tri ân công lao to lớn của thầy cô.

Từ lâu, 20/11 đã được xem là một ngày lễ “tôn sư trọng đạo” để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức quý báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những “người đưa đò thầm lặng” trên bến sông cuộc đời.

Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa… và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều dành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Với tôi, tôi ấn tượng nhất với phần phát biểu của những anh chị cuối cấp gửi gắm những lời tri ân đến với thầy cô giáo của mình. Cả sân trường lặng im trong tiếng phát biểu đầy truyền cảm và đong đầy cảm xúc của chị liên đội trưởng. Có những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của thầy cô và các bạn học sinh. Phần phát biển cảm nhận của chị thật sự ấn tượng và đọng sâu trong tâm trí của tôi. Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào trước những cống hiến và gắn kết giữa tình thầy trò dưới mái trường thân yêu.

Hằng năm, trong tiết trời đầu đông se se lạnh, buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của nhà trường lại được hân hoan tổ chức. Đây là dịp quan trọng để học trò và phụ huynh thể hiện lòng tri ân đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng. Tôi trân trọng và rất yêu mến không khí của buổi kỷ niệm này.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn)

Mẫu 2: Sự kiện Giờ trái đất

Một sự kiện mang tính toàn cầu, có tác động tích cực đến môi trường chính là Giờ Trái Đất. Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng ứng tích cực sự kiện trên.

Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động “Giờ Trái Đất” được bắt đầu vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng…); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Mọi người hãy tích cực hưởng ứng sự kiện này, để chung tay bảo vệ Trái Đất.

Mẫu 3: Sự kiện Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – được coi là ngày Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam.

Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) sẽ được tổ chức tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Thực chất, trước đó, lễ hội đã được diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng đã trở thành ngày Quốc giỗ.

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Còn lễ dâng hương dành cho những người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian. Những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo) – một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ. Hay những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc – nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Hằng năm, rất nhiều khách thập phương đổ về đây để tham dự lễ hội.

Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Lễ hội đền Hùng cần được duy trì đến muôn đời sau.

Lời nhắc nhở của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đó: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mỗi người dân Việt Nam hãy biết trân trọng nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/viet-bai-van-thuyet-minh-thuat-lai-mot-su-kien-sinh-hoat-van-hoa.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *