Phân tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt hay nhất

Phân tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt hay nhất năm 2023

Phân tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt hay nhất năm 2023

“Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” là một vở kịch nổi tiếng của tác giả Lưu Quang Vũ. Đây cũng là một tác phẩm nằm trong chương trình thi trung học phổ thông quốc gia – kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học quan trọng của khối lớp 12. Trong bài viết này, cùng Công Decor tham khảo bài phân tích “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” chọn lọc hay nhất!

Đề bài

Trong đoạn trích học Hồn Trương Ba da hàng thịt, lúc đầu Trương Ba khẳng định: “Ta có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, nhưng khi đối thoại với Đế Thích, ông lại khao khát: “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Anh/ chị hãy phân tích sự thay đổi trong nhận thức đó của Trương Ba, từ đó hãy làm rõ những thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm?

Bài văn tham khảo

Mở bài

“Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người”. Và mỗi con người đều có thể in dấu lại trên thế gian này không phải bằng cách ta có thể sống bao lâu mà bằng cách chúng ta sống thế nào. Đí cũng là câu hỏi được rát nhiều người trả lời theo nhiều hình thức khác nhau. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đưa những triết lý đời người vào bản nhạc phổ đi cùng năm tháng. Còn Lưu Quang Vũ, một nhà thơ, nhà soạn kịch tài năng nhiều cống hiến thì ông thường gửi gắm những thông điệp nhân văn, giàu ý nghĩa trong sáng tác kịch. Và vở kịch “ Hồn Trương BA, da hàng thịt” đã thể hiện trọn vẹn nhất vị trí, tài năng và những thông điệp về ý nghĩa đích thực của đời người. Trong đoạn trích học Hồn Trương Ba da hàng thịt, ta bắt gặp mâu thuẫn lúc đầu Trương Ba khẳng định: “Ta có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, nhưng khi đối thoại với Đế Thích, ông lại khao khát: “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Lý giải và hiểu được sự thay đổi trong nhận thức của Trương Ba, ta sẽ có cho mình câu trả lời về giá trị đích thực của cuộc đời một con người nằm ở đâu.

Phân tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt hay nhất
Phân tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt hay nhất

Thân bài

“HTB,DHT” được viết từ năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng và trở thành một trong những vở kịch gây nhiều tiếng vang lớn nhất của LQV. Tác giả đã tạo nên một tình huống khá đặc biệt. Trương Ba là một người làm vườn, khoảng hơn ba mươi tuổi, chất phác, cần cù, thương yêu gia đình. Do thái độ làm việc tắc trách của hai vị quan trên thiên đình mà TB đang khỏe mạnh bỗng dưng bị chết bất ngờ. Đế Thích, một tiên cờ, đã hóa phép làm linh hồn Tb nhập vào xác anh hàng thịt để bắt đầu lại cuộc sống. Tưởng đó là một niềm hạnh phúc khi đc sum vầy, đoàn viên gia đình, tưởng đó là một đặc ân không tiền lệ khi chết mà được sống lại, được cảm nhận thế giới bằng da thịt, bằng giác quan. Nhưng không, đó không phải mở đầu của hạnh phúc mà là khởi đầu cho những mâu thuẫn giằng xé trong chính con người TB. Những bi kịch giằng xé đc LQV xây dựng nhằm trả lời một phần cho câu hỏi nhà thơ từng tự vấn

“ Có những lúc tâm hồn tôi rách nát

Tôi biết là gì?

Tôi biết đi đâu?”

Cuộc sống chẳng bao giờ đứng yên, hiện tại của hôm nay nhưng chưa hẳn nó đã thuộc về ngày mai. Con người vì vậy, đôi khi dễ bị hoàn cảnh đổi thay làm cho thay đổi, làm khác đi nhwungx gì của hôm qua ta đã có, đã làm. Và TB trong vở kịch cũng đã rơi vào hoàn cảnh rất khác, đó là khi mang bề ngoài của anh Hàng thịt chứ không phải của chính mình, khi sống trong thân xác một người xa lạ và khi ‘ tâm hồn bị rách nát’ dần đi, bị tha hóa ngày qua ngày vì sống lâu trong cái vỏ bọc phàm tục, thô kệch của xác anh hàng thịt.

Thời gian đầu khi sống trong xác anh HÀng thịt, TB vẫn giữ trong mình một tâm niệm cao cả đó là : “Ta có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Vốn là một người làm vườn nhân hậu, cao quý với tâm hồn thanh sạch, nay linh hồn cao quý và thanh sạch ấy phải trú nhờ xác anh hàng thịt thô phàm, dung tục để tồn tại, để sống. Thẳm sâu trong tâm hồn Trương Ba luôn có những nhu cầu tinh thần thanh cao, muốn giữ đc danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm, sống thanh thản giữa nguồn vui giản dị. Trong xác anh hàng thịt, TB vẫn ngày ngày chăm sóc cây, yêu thương con cháu, muốn làm bản thân trọn vẹn. Nhưng đó chỉ là góc nhìn chủ quan của TB mà thôi.Ông đang lầm tưởng rằng chỉ cần giữ vẻ tâm hồn bên trong con người nguyên vẹn như ngày trước thì ông cũng chính là Trương Ba ngày trước, không trộn lẫn với phần thân xác thô phàm của Hàng Thịt. Dù vậy, thì cái cho con người ta đánh giá, cảm nhận đầu tiên vẫn là từ dáng vẻ bên ngoài. TB đang chưa có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và tâm hồn. Khi thể xác một đằng, tâm hồn một nẻo, mỗi thứ có một đời sống riêng như chính TB đã quả quyết thì điều này hoàn toàn đi ngược, trái với lẽ tự nhiên, con người phải gượng mình sống theo sự khập khiễng giữa hồn và xác, giữa tiếng nói bên trong và những ham muốn bên ngoài hoàn toàn trái ngược. Chính phần thể xác Hàng thịt đã nói lên mối quan hệ ràng buộc không thể tách rời của xác và hồn, nhưng Trương ba vẫn không tin, vì niềm tin vào giá trị tâm hồn có thể lấn át mọi nhu cầu trần tục của thân xác trong ông còn quá mạnh mẽ. Con người biết đề cao phàn tâm hồn thanh khiết của mình, biết sống để giá trị bên trong luôn tỏa sáng là điều rất đáng quý, nhưng ta không thể bỏ quên những tiếng nói của thân xác vì nó cũng một phần tạo nên chính con người mỗi chúng ta.

Sau cuộc đối thoại với xác Hàng thịt, sau những bi kịch mà TB hững chịu không chỉ bởi sự giằng xé bên trong, bên ngoài của chính mình mà còn từ những người thân yêu nhất của ông, ông đã nhận ra một chân lý, mà từ trước, ông đã không nhìn thấy : “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Lúc này có lẽ ý thức về sự tổng hòa giữa tâm hồn và thể xác được rõ ràng nhất trong Trương Ba. Cái giá ông phải trả cho sự sống của mình là sống trong thân xác kẻ khác. Nhưng liệu nó có xứng đáng hay là cái giá quá đắt mà ông đã phải đánh đổi? TB phải chịu cảnh bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, những tiếng nói của khát vọng, ham muốn cứ thế xung đột, đả kích dữ dội trong cùng một con người. Nó gây ra những dằn vặt đau đớn, những lời độc thoại nội tâm gay gắt cho thấy tâm trạng chán chường của TB: “ Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này làm rồi” Trương Ba ý thức đc chuỗi dài bi kịch của bản thân nhưng cũng chỉ bất lực, vô vọng vì ông chẳng thể làm gì khác đc. Đó Là bi kịch của sự trả giá, một cái giá quá đắt cho sự sống không được “ là tôi trọn vẹn”.

Và một nguyên nhân nữa khiến cho nhận thức TB có bước thay đổi từ sự tự nhận mình có đời sống riêng đến việc muốn thoát ra khỏi thân xác HT để được là mình trọn vẹn nhất, đó là ông, bằng những đánh giá khách quan của người thương yêu nhất mà nhận ra bi kịch tha hóa trong mình. Không ít lần TB cố gắng tách mình để giữ mình, để cho mình một chút thanh thản và có được ít nhất sự tự trọng với bản thân mình, nhưng ông cũng không thể phủ nhận những tha hóa, thay đổi theo tiếng nói bản năng của xác HT. Từ một Tb khéo léo tỉa tót cây cảnh, làm vườn nay ông trở nên vụng về vì bàn tay giết lợn của ông đã làm gãy tiệt những chồi non, đôi chân to bè của ông đã giẫm nát cả mấy cây sâm quý mới ương”, “ ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều của thằng cu Tị”. Những thay đổi đó có thể lý giải bởi những yếu tố bên ngoài khách quan, khó có thể thay đổi đc. Nhưng sự tha hóa còn ở ngay trong chính phần bản chất của con người Trương Ba, ông càng ngày càng nhập hơn với xác anh Hàng thịt. Đó là khi TB xa lánh bà con hàng xóm để kết thân với bọn phố hào chức sắc nhằm mưu lợi. Là khi ông tự bao biện cho mình rằng: “ cuộc sống ngày một khó khăn hơn, phải thay đổi để mà sống chứ’. Những thay đổi đó đâu phải do hoàn cảnh,bản chat tự con người mà ra và những thay đổi tự con người mà có. Hoàn cảnh buộc ta phải sống khác, làm khác, nhưng đẻ nghĩ khác thì nó phải phụ thuộc vào chính con người. Con người TB vì cứ mãi thỏa hiệp, mãi giữ cho mình quan niệm rằng có thể bảo vệ mình trong sạch nếu biết giữ tâm hồn thanh cao nên ông đã bị mua chuộc dần dần mà chính ông không hay biết. Và TB cho rằng : “TRò chơi tâm hồn” mà HT đưa ra là lí lẽ ti tiện, nhưng hình như TB chơi nó với chính mình để tự đánh mất mình không hay.

Không chỉ dừng lại ở đây, việc Tb chấp nhận sống trong xác HT còn kéo dài những bi kịch liên tiếp không hồi kết nếu ông không có ngày tỉnh ngộ và dừng lại tất cả. Nếu bi kịch đau đớn nhất với T Là bi kịch tha hóa thì bi kịch phũ phàng nhất với ông là nỗi khổ tâm, cô độc khi bị người thân ruồng bỏ, xa lánh. Từ một người chồng, người cha, người ông hết mực yêu thương gia đình và đc mọi người hết lòng kính nể, tôn trọng thì giờ đây TB đâu còn là TB trọn vẹn, cái phần thể xác thô kệch bên ngoài khiến mọi người khó lòng chấp nhận để sống yên ấm, hòa thuận như xưa.

Người vợ Trương Ba đã than vãn, trách móc, giận hờn, tự than thân trách phận và đắng cay thốt lên rằng: “ Ông bây giờ đâu conflaf ông TB làm vườn ngày xưa nữa”. Đâu còn là ông nghĩa là ông đã trở thành người khác. “ Đâu còn là ông” nghĩa là ông đã thực sựu tha hóa, thực sự đánh mất mình. Nỗi đau khổ của người vợ, nói cay đắng đb là ý định bỏ đi của bà càng khiến TB thấy roc hơn bi kịch tuyệt vọng không lối thoát của chính mình. Tiếng gọi “ BÀ” trong ông nấc nghẹn, đau khổ trong ông thành khối mà không thành lời.

Còn Gái, đứa cháu bé bỏng luôn tôn trọng và kính mến ông cũng khiến TB sững sờ vì những gì nó hành xử và trách móc ông đầy tội lỗi. Trẻ con luôn đứng ngoài mọi sự thỏa hiệp, nó không chấp nhận những phức tạp như người lớn. Cái đơn giản của đứa trẻ là cái đơn giản đến nghiệt ngã và tàn nhẫn. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành lời kết tội , sự ruồng bỏ quyết liệt nhất

“ Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể”. Những dấu chấm than liên tiếp với những giọt nước mắt vừa chạy vừa khóc, phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ trong treo- chỉ có hai màu sáng tối- đã khiến HTB run rẩy, tự nhìn lại bản thân mình một lần đầy nghiêm khắc.

Và đến chị con dâu, người luôn thương xót, thấu hiểu cho cha, cho những đau đớn mà ông đang phải trải qua cũng nói lên những lời thành thật nhất, rằng TB đang “ nhòa mờ dần, lệch lạc dần, mất mát dần” và có lúc “ chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Không nhận ra thầy có nghĩa thầy đã trở thành người khác, đã thay đổi, đã xa lạ, ddaxx không còn nguyên vẹn như Tb của một quá khứ không xa. Nó cho ông giây phút tự chiêm nghiệm chính mình, rằng mình đã đúng hay hoàn toàn sai khi chấp nhận sống lại với thân xác anh HT, khi nghĩ rằng mình có thể “ có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nỗi đau đến bao giờ mới chấm dứt? Bi kịch cứ mặc kệ nó kéo dài triền miên hay đến lúc phải chấm lại tất cả?

Những đoạn đối thoại với người thân của Tb cho ông cảm nhận sâu sắc đc một điều rằng, ông càng chờ đợi thì càng vô vọng mà, càng vô vọng lại càng bất lực hơn với chính mình. Thân xác thì lên tiếng lấn áp chi phối. Người thân thì ngày càng xa lạ, không chút giao cảm, không niềm thân mật. Tb hiểu mình đã mất tất cả và rơi vào đáy vực cô độc, của đau đớn, của tự dằn vặt. Và chính từ những lí lẽ đó, TB đã có nhận thức về cuộc đời, về sự sống đích thực. Nó không thể và không bao giờ có thể là sự chắp vá không trùng khớp, không cân bằng giữa thể xác và tâm hồn, luôn phải lắng nghe tiếng nói của bên ngoài và bên trong, luôn phải là mình một cách trọn vẹn nhất thì khi ấy một cuộc đời mới không lãng phí, vô vị.

Đã nhiều lần Tb cố thủ bảo vệ chính mình để có đc sự thanh thản hay tôn trọng từ mọi người vì ông tin vào sức mạnh của tâm hồn, nhưng càng cố gắng thì càng đẩy ông xa dần mục đích ban đầu và lún sâu xuống bi kịch. Và qua chính câu chuyện trớ trêu về cảnh ngộ của một con người bị chia hai phần nửa- xác và hồn tách biệt, chúng ta hiểu được những thông điệp nhân sinh mà LQV muốn truyền tải. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không đc là mình thì cuộc sống chỉ là sự tồn tại vô nghĩa lý. Cái chết đôi khi không đáng sợ bằng sự sống mà cứ mai một, tha hóa, cứ rách nát phần tâm hồn trong sáng.

Cốt truyện dân gian, câu chuyện hàng ngàn năm thiêm thiếp ngủ trong cái kết có hậu khi HTB, DHT được tồn tại, được sống hạnh phúc, sum vầy cùng gia đình đã đc LQV lật lại để đặt ra những vấn đề rất thiết thực, rất con người. Những câu hỏi cứ thế đc đặt ra trong vở kịch: Con người sẽ ra sao nếu không đc là chính mình? Con người có thực hạnh phúc khi sống bằng mọi giá? Con người có thật giữ đc mình tốt đẹp khi phải sống trong hoàn cảnh dung tục, thô phàm?. Kết thúc truyện dân gian có hậu theo cách nhìn của dân gian, có hậu khi con người đc sống, và đơn giản chỉ là sống, còn sống như thê snaof thì không hề hay biết. Thì cách kết thúc của LQV cũng có hậu- nhưng theo cách nhìn khác- nhìn vào cách con người sống như thế nào. Cuối truyện, TB nhận thức đc lầm tưởng của bản thân, nhận thức đc giá trị sống của mình không thể trộn lẫn với thân xác HT nên ông chọn cái chết là cách duy nhát khép lại tất cả. Mdu chấm hết bằng cái chết nhưng nó lại không nghiệt ngã và đáng sợ, ngược lại đó đc coi là “ bi kịch lạc quan” vì gieo niềm tin vào lương thiện và sự trung thực, gieo lên khát vọng sống là chính mình. Và khi bản chất con người đc trở lại tốt đẹp, cao cả, khi nó chiến thắng đc những sm ghê gớm của dục vọng xấu xa, thì đấy là cái “có hậu’, là niềm tin, lạc quan nhất mà chúng ta cảm nhận đc sau khi vở kịch hạ màn. Tác phẩm là một ý nghĩa nhân văn khi nó ca ngợi con người. Tác phẩm là một tư tưởng nhân sinh sâu sắc khi nó khẳng định chắc chắn: Con người là một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác, không thể sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo đc.

Kết bài

Với cách xây dựng mâu thuẫn và những dòng nhận thức thay đổi bằng đoạn thoại thể hiện rõ tâm trạng, những kiểu câu đa dạng đan xen, những độc thoại gay gắt tạo nên xung đột kịch cuốn người đọc vào tác phẩm như sống thực với nỗi đau, bi kịch nhân vật. Bi kịch là thế, nhưng nó không đi đến tận cùng tác phẩm mà quyết định giải quyết bi kịch của TB đã làm sáng hơn cho ý nghĩa vở kịch. Nó mở ra lối thoát cho đường hầm tăm tối, đauc lỗi thoát ấy là một sự trả giá lần nữa- cái chết, nhưng cái giá của nó có ý nghĩa và thật sự cao đẹp vì gieo vào lòng người niềm tin vào lương thiện, niềm lạc quan vào khát vọng đc sống là chính mình

“ Là bông hoa duy nhất có mặt trên thế gian này

Mỗi chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Bạn chẳng cần trở thành số một

Bắt đầu với việc là chính mình

Bạn đã là người đặc biệt”

( Lời thơ “ Bông hoa duy nhất trên thế gian”)
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/phan-tich-hon-truong-ba-da-hang-thit-hay-nhat.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *