Contents
Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ chọn lọc siêu hay 2023
“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, khắc học về cuộc sống, số phận của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Đây cũng là một tác phẩm nằm trong chương trình thi trung học phổ thông quốc gia – kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học quan trọng của khối lớp 12. Trong bài viết này, cùng Công Decor tham khảo bài phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” chọn lọc hay nhất!
Đề bài tham khảo
Hiện nay cập nhập xu hướng ra đề của Bộ Giáo dục trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, dạng đề so sánh, đối chiếu giữa hai chi tiết, hai hình ảnh đang được ra khá nhiều nhằm tăng khả năng phân tích, cảm thụ và đối chiếu của học sinh. Dưới đây là một số đề tham khảo dạng so sánh của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Đề 1
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã miêu tả Mị trong những ngày tháng về làm dâu nhà thống lý Pá Tra “Mỗi ngày Mị càng không nói, lũi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc lỗ vuông cửa sổ bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.
Khi đêm mùa xuân tới “Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ lâu, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị hãy còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…”
Anh/ chị hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài?
Đề 2
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra “…Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những công việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt, mối năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương, bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài 1 bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả đêm, cả ngày”
Nhưng trong đêm mùa xuân “…Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”
Cảm nhận của anh/ chị về sự thay đổi của nhân vật M qua 2 đoạn văn trên, từ đó làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 3
“Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. bây giờ Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi…”
“Mị đứng lặng trong bóng tối
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống dưới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
-A Phủ cho tôi đi
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất
A Phủ chợt hiểu
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình
A Phủ nói “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi”
(Trích: Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
Cảm nhận của anh/ chị về sự thay đổi của Mị trong hai đoạn trích trên.
Đề 4
Trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, giọt nước mắt của A Phủ đêm mùa đông: “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, và giọt nước mắt của Mị khi bị A Sử trói trong đêm mùa xuân “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”
Anh/ chị hãy cảm nhận về hai chi tiết trên?
Bài văn mẫu tham khảo phân tích nhân vật Mị chọn lọc cực hay
Dưới đây, Công Decor sẽ cung cấp bài văn mẫu tham khảo phân tích nhân vật Mị chọn lọc cực hay đến bạn đọc. Mời bạn tham khảo!
Bài làm
Mở bài
Nazim Hikmet- nhà văn, nhà thơ người Thổ NHĩ Kỳ từng có lời tha thiết: “ Con hãy nghe nỗi buồn của cành cây khô héo, của chim muông què quặt,… nhưng trước nhất, xin con hãy nghe tiếng kêu thống thiết của nỗi đau con người”. Vâng, từ xưa đến nay, tiếng kêu của nỗi đau con người luôn là những ám ảnh đè nặng, là nguồn cảm xúc lớn để những người nghệ sĩ chân chính sáng tác và sáng tạo từ đó. VCAP là một truyện ngắn tiêu biểu như thế đc Tô Hoài sáng tác để người đọc vẫn lắng nghe thấy tiếng kêu thống thiết của nỗi đau con người đồng thời còn là minh chứng cho sức mạnh của lòng ham sống, dũng cảm tự cởi trói đứng lên giải thoát cuộc đời mình. Những điều này thể hiện rõ qua hai đoạn trích miêu tả Mị những ngày tháng sống ở nhà Thống lí khi đã mất hết niềm tin, sự phản kháng gần như bị triệt tiêu và đoạn miêu tả Mị chạy trốn cùng A Phủ.
Thân bài
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1952, ông cùng bộ đội vào giải phóng vùng Tây bắc. Trong chuyến hành trình dài tám tháng, sống gắn bó tình nghĩa cùng mảnh đất cao nguyên đá mờ sương, quan sát cuộc sống và con người nơi đây để truyền vào tp của ông là những nét phác họa chân thực, hồn hậu nhất về người miền núi với những đau thương họ phải gánh chịu cũng như phát hiện ra sức mạnh nội tâm của những cảnh đời nhiều đau thương ấy.
Mở đầu truyện, người đọc chúng ta ám ảnh về một cô gái suốt ngày cúi mặt, mặt buồn rười rượi ngồi quay sợi bên tảng đá cạnh tàu máng ngựa; ám ảnh về một căn buồng kín mít với thứ ánh sáng “ mờ mờ không biết là sương hay là nắng” soi rọi cuộc đời một cô dâu gạt nợ; ám ảnh về sự câm lặng, lùi lũi sống trong cái khổ của người con gái tên Mị. đi theo mạch kể của tác giả, ta biết về Mị, một cô con gái nhà nghèo, cô đã từng có một tuổi trẻ rất đẹp, một thời được theo đuổi tình yêu, một thời được vô tư thổi kèn lá làm say đắm vào tấc lòng trai bản, nhưng vì cái nghèo đeo bám cùng món nợ đời đời kiếp kiếp của cha mẹ với nhà Thống lí Bá tra mà cô bị bắt gả cho nhà Thống lí để trả nợ. Từ đây, tấm màn khép lại quãng thời gian tươi đẹp, tự do, hạnh phúc của tuổi trẻ và chính thức buông xuống để những bước chân tiếp theo của người con gái ấy đều chìm vào bóng tối, niềm đau và nước mắt:
. “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. bây giờ Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi…”
Những ngày đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã khóc, khóc ròng nhiều tháng trời vì tủi cực và tiếng khóc là sự phản kháng của người con gái với hiện thực quá trớ true mà cô không thể chấp nhận và đối diện. Rồi Mị đã từng cầm lá ngón chạy về nhà để xin cha được chết để chấm dứt đi cái cuộc đời “ chết đi trong cõi sống” ấy. Nhưng vì chữ hiếu, và cũng vì sự bất lực hoàn toàn trước hoàn cảnh nên Mị chấp nhận sống chung với phần thục tại trái ngang kia và coi như đời mình từ giờ về sau chỉ sống chung, sống cùng với cái khổ, với đau đớn và nước mắt. đoạn trích mở ra dòng thời gian chảy trôi như nước suối ăn mòn, nó qua từ từ nhưng mải miết và nhanh chóng: “ Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau”, khi bố Mị đã chết, có thể nói lúc này Mị hoàn toàn có thể trở về với nắm lá ngón, trở về với ý định tự tử để chấm dứt chuỗi những bất công đè nén, nhưng thời gian dường như cũng ăn mòn cả sức phản kháng mãnh liệt trước đây trong cô. Vì “ ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, cái quen ấy dần dần làm nhận thức cô quên đi mình đang khổ, dần dần làm con người quên đi sức sống, khát vọng và hạnh phúc trong chính con người Mị. Tất cả đều lịm dần, nhạt đi. Tất cả như lớp tro tàn lạc lõng đâu đó trong tâm hồn chứa đầy bóng tối, chai sạn và tê liệt của MỊ. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của người khác đã là điều tồi tệ, nhưng nếu chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến do chính bản thân mình tạo nên thì đó mới thật tồi tệ nhất. Vì như vậy ta đang triệt hết mọi hi vọng, đang lún sâu vào những mặc định khó lòng thay đổi- vì nó xuất phát từ tiếng nói bên trong mỗi người. Mị cũng đang sống với những định kiến của chính cô tạo nên.Từ việc cúi đầu lặng lẽ chấp nhận cái khổ là một phần không thể thiếu của đời mình, đến việc coi mình như thân trâu ngựa, vô cảm, chỉ biết làm việc như một thứ công cụ lao động không hơn không kém. Giọng văn nghe sao mà tái tê, nghe sao mà đau đớn. Cái vòng lặp cấu trúc “ mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa,… ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm thôi” cứ hờ hững, bình thản với chính cuộc đời mình. Mị đang để đời mình buông xuôi trong vô cảm! Đến đây ta tự hỏi còn đâu một cô Mị đẹp như đóa ban trắng giữa núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương: một cô Mị khao khát tình yêu và tự do, có ý thức sâu sắc về quyền sống, từng tha thiết xin cha “ dừng gả con cho nhà giàu”, từng có ý định ăn lá ngón để kết thúc chuỗi ngày sống mà như chết? Giờ đây, Mị hoàn toàn trơ lì, vô cảm, tâm hồn khô héo, nguội lạnh như lớp tro tàn bị gió cuốn đi. Nhưng lẽ nào cuộc f=đời cô gái ấy lại chỉ chấm trong toàn là cam chịu, là lầm lũi, là ơ hờ? Không, Tô Hoài đã thấy và luôn nhìn thấy sức sống bên trong con người cô- một sức sống âm ỉ, dai dẳng để nó mãnh liệt bung tỏa trong một đêm đông lạnh giá, khi cô cởi trói cứu đc A PHủ và “ cởi trói” tự cứu đời mình
“Mị đứng lặng trong bóng tối
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống dưới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
-A Phủ cho tôi đi
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất
A Phủ chợt hiểu
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình
A Phủ nói “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi”
Đoạn trích là diễn biến và hành động nhân vật Mị sau khi cắt đi nút trói oan nghiệt suýt nữa giết chết cuộc đời chàng trai A Phủ. Trước khi có hành động cởi trói, Mị cũng đã từng thản nhiên, thờ ơ trước sự sống chết, khổ đau của A Phủ, từng sợ hãi nghĩ tới cái chết có thể đến với cô khi cô cởi trói giải thoát cho người kia.Nhưng vì giọt nước mắt lấp lánh lăn dài trên gò má hốc hác của A Phủ đã đánh thức dậy lòng thương người và nhận thức về những đơn đau cô cũng đã từng phải gánh chịu. Trong Mị đã có sự liên kết đau thương với đau thương để cô nhận ra nỗi đau người khác qua nỗi đau chính mình. Thương mình rồi đến thương người, đồng cảnh dẫn đường cho đồng cảm. Hành động cởi trói diễn ra trong khoảnh khắc nhưng nó có ý nghĩa cả một đời người, vì nó cắt đi sợi dây vô hình trói buộc trái tim của Mị, nó mở ra con đường giải thoát cho ít nhất một cuộc đời- A Phủ. Tôi nói “ ít nhất” một cuộc đời vì sau cái hành động bất ngờ ấy, MỊ laaij có hành động bất ngờ không kém đó là chạy trốn cùng A Phủ để tự giải thoát cuộc đời mình.
Trong đoạn trích này, Tô Hoài lại thể hiện sự am hiểu tâm lý, con mắt thấu cảm với nhân vật đến mức đáng ngưỡng mộ: không một dòng miêu tả độc thoại nội tâm của Mị- một phương thức mà cả truyện nhà văn sử dụng nhiều nhất để bộc lộ con người Mị. Mà duy nhất chỉ có một diễn biến nhanh trong một khoảnh khắc “ Mị đứng lặng trong bóng tối”. Điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc ấy? Nó khiến người đọc phải tự đặt mình, tự sống với nhân vật để cùng suy nghĩ và cảm xúc. Sau Khi nút dây trói được chính tay Mị cắt bỏ, A Phủ khuỵu xuống không bước nổi, nhưng trước cái chết có thể đến ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. MỊ chứng kiên smootj người kiệt sức, bất lực, một người bị trói, bị đói, bị rét; một người đang bên bờ vực của cái chết, giờ đang quật sức vùng dậy lao đi- tìm sự sống. Mà sức sống ây do chính Mị một phần tạo nên. Nó cũng tác động đến cô rất nhiều. Mị đã giải thoát mình khỏi sự vô cảm. Trái tim nhân hậu của cô đã được hồi sinh, và không vô cảm với người khác, vậy lẽ nào Mị có thể vô cảm với chính mình? Vì thé, khát vọng sống trong con người MỊ cũng được hồi sinh theo đó. Nó diễn ra đột ngột, nhanh, mạnh đến mức chỉ một khoảnh khắc lặng đi đó thôi mà MỊ đã quyết định được hướng đi mới cho cuộc đời mình; hướng đi theo tiếng gọi của tự do. Ý thức tự giải thoát đến như một tia chớp khiến cho Mị không kịp suy nghĩ. Nó tất yếu nhưng cũng bất ngờ, triệt để và nhanh chóng nhất. Hành động của Mị ngay lúc đó là “ vụt chạy , băng đi, đuổi kịp,…”. Nó nhanh hơn cả lí trí. Nó bất ngờ với chúng ta, với chính Mị, nhưng không bất ngờ với diễn biến tâm lí của một cô Mị năm xưa rất tự chủ và mạnh mẽ. Những câu văn ngắn, gấp, nhịp dồn dập như hơi thở của khát vọng đang đập hối thúc trong lồng ngực Mị, như lời hiệu triệu của một giấc mơ tự do ấp ủ bao lâu nay, giờ đang được sống lại và hiện thực. Tiếng nói đầu tiên Mị cất lên là tiếng kêu cứu: “ A Phủ cho tôi đi với”, sau đó là tiếng nói của sự từ chối chấp nhận cái chết. Cuộc đời Mị từ chính cái khoảnh khắc đó đã sang trang. Một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng nó đã mở rat rang dài của ánh sáng, của tự do và sự đổi đời.
Nhìn lại sự thay đổi của Mị trong đêm mùa đông năm ấy, ta thấy thật nhiều những bất ngờ với sức sống của người con gái miền cao này. Từ một người thờ ơ, vô cảm, buông xuôi coi cái khổ như một phần của đời mình, đến phút cuối Mị hối hả băng đi tìm sự sống. Từ một cô gái câm lặng, Mị chỉ nghĩ nhiều, độc thoại nhiều, miên man trong dòng nội tâm nhưng không một lần cất lên tiếng nói, giờ Mị cất lên tiếng nói kêu cứu cho một cuộc đời sắp hóa đá trong đau khổ. Và từ thân phận Mị đa hơn một lần nghĩ đến cái chết, chỉ sống để chờ cái chết rũ nơi xó buồn đầy bóng tối, Mị đã từ chối nó và cất lên tiếng nói thành thật của lòng ham sống cho ra sống của một con người thật sự, chứ không là con trâu, con ngựa nữa. Nếu như sức sống đêm tình mùa xuân trỗi dậy nhưng chỉ dừng lại như một ảo giác và dập tắt bởi vòng dây trói- tàn bạo của A Sử thì đêm nay, sức sống trở lại dẫn đường cho hai hành động quyết liệt của Mị để phản kháng số phận mạnh mẽ, triệt để và thoát ra khỏi vòng vây của cường quyền và thần quyền.
Kết bài
Với những thay đổi đầy ngoạn mục trong chính một nhân vật, Tô Hoài đã cho ta hiểu cảm hứng xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng hồi sinh.Qua tác phẩm nhà văn luôn đứng về phía khát vọng sống, khát vọng yêu, từ đó tố cáo các thế lực đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực của con người, đồng thời tin vào sức sống bất diệt, cảm thương với nguyện vọng vượt thoát bóng tối nô lệ vươn lên tự do của con người. Cái tài và cái tâm của nhà văn chân chính cũng đc tỏa sáng nơi trang viết. Phần hiện thực về một thời gian Mị sống chìm lỉm trong sự vô cảm, hững hờ, buông xuôi đời mình và phó mặc số phận cũng là phàn hiện thực của số đông những người cùng khổ, và Tô Hoài đã không ngần ngại “ hát cho chính đồng bào nghe bài hát lạc điệu của họ” để củng cố nhận thức hơn về sức mạnh của niềm tin và bản lĩnh vượt thoát. Từ nhận thức đứng đắn đó, những chàng trai A Phủ, những cô gái Mị đã cùng đứng trong một hàng ngũ, tập trung sức mạnh để giải phóng số phận của chính dân tộc mình. Đúng như Tô Hoài đã tâm niệm “ Viết văn là quá trình đấu tranh nói lên sự thật, mà đã là sự thật thì không tầm thường’.
Nguồn : https://congdecor.vn/ban-can-biet/phan-tich-nhan-vat-mi-trong-vo-chong-a-phu.html