Thao túng tâm lý là gì? Cách thao túng tâm lý người khác 2023
Từ khóa của năm 2022 theo Merriam- Webster đó là cụm từ “gaslighting”, dịch nghĩa tiếng Việt là thao túng tâm lý. Đây là một hành vi tác động và có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con người, rộng hơn là cộng đồng xã hội. Vậy thao túng tâm lý là gì? Các thao túng tâm lý người khác như thế nào? Cùng Công Decor tìm hiểu và trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Thao túng tâm lý là gì?
Ở Việt Nam, cụm từ thao túng tâm lý trở thành một cụm từ được nhiều người quan tâm kể từ sau vụ “siêu lừa” đình đám trên mạng xã hội.
Xét từ khía cạnh tâm lý học, thao túng tâm lý (gaslighting) là cách dùng những thông tin sai lệch, không đúng sự thật để bẻ lái suy nghĩ, cảm xúc của người khác để có được quyền kiểm soát và chi phối lên tâm lý của người bị thao túng. Người thao túng thường sử dụng ngôn từ để đánh vào tâm lý nạn nhân khiến họ ngờ vực vào chính năng lực, khả năng, giá trị hay tư duy của mình.
Đây là một quá trình diễn ra chậm và cần nhiều thời gian để tác động. Chính vì vậy để nhận diện mình có đang bị người khác thao túng tâm lý hay không cũng là một quá trình không hề đơn giản. Thông thường, quá trình thao túng sẽ diễn tiến theo trình tự những bước như sau:
Trước tiến, nạn nhân thường có cảm giác tội lỗi, ân hận khi đã nghi ngờ hoặc trách móc đến người thao túng mình.
Sau đó, sự tự nghi ngờ vào khả năng đánh giá, phán đoán của mình càng ngày càng bị người thao túng hạ thấp xuống cho đến khi nạn nhân không tin tưởng vào chính mình, cảm thấy bản thân kém cỏi, vô giá trị với cuộc sống và mọi người xung quanh.
Kể từ đó, kẻ bạo hành sẽ có được quyền kiểm soát và chi phối cực kỳ dễ đến tâm lý, hành vi của nạn nhân, khiến cho nạn nhân hoàn toàn tin tưởng những gì nói ra từ kẻ bạo hành và làm theo một cách vô điều kiện, mù quáng.
Đây là một dạng thức bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó bào mòn dần dần niềm tin vào bản thân, khiến cho đối phương không còn tự bám víu vào cảm xúc hay suy nghĩ của chính mình, nên sẽ dễ dàng lựa chọn phụ thuộc vào kẻ bạo hành.
Tuy nhiên, thao túng tâm lý không phải là lừa đảo. Rất nhiều người đánh đồng khái niệm rằng thao túng tâm lý đồng nghĩa với lừa đảo. Nhưng không, đây là hai khái niệm khác biệt mà chúng ta cần nhận thức rõ. Thao túng tâm lý khác lừa đảo ở những đặc điểm sau:
Thao túng tâm lý là quá trình diễn tiến theo thời gian, khá chậm và xuất phát từ việc đánh mất niềm tin vào bản thân của nạn nhân.
Kẻ thao túng tâm lý dùng những thông tin sai lệch, không chính xác, bịa đặt để có được sự kiểm soát lên tâm lý và hành vi của nạn nhân, chứ không chỉ nhắm đến mục đích vì tiền như lừa đảo.
Nạn nhân bị thao túng trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến bị trầm cảm, và đây là một căn bệnh tâm lý. Trong khi lừa đảo chỉ dừng lại ở việc tác động vào suy nghĩ, khiến người khác tin vào những điều không thật. Còn thao túng tâm lý không chỉ khiến nạn nhân tin vào những điều không thật, mà còn đánh mất khả năng nhận thức, kiểm soát tâm lý của chính mình.
Tóm lại, thao túng tâm lý là một dạng bạo hành về mặt tâm lý giữa kẻ bạo hành tác động lên nạn nhân. Hậu quả nghiêm trọng mà thao túng tâm lý gây ra chính là nạn nhân phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Nhiều người phải sống chung với tình trạng này cả đời vì không hề phát hiện ra nguyên nhân thao túng tâm lý, kẻ giật dây đằng sau của mình là ai. Nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh trầm cảm nhờ vào việc tìm hiểu về thao túng tâm lý để tự giải thoát và chữa lành cho bản thân.
Cách thao túng tâm lý diễn ra như thế nào?
Chính vì những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý gây ra khi bị thao túng, nên mỗi người trong chúng ta cần nâng cao hiểu biết và năng lực tự nhận thức để tránh trở thành nạn nhân của thuật thao túng tâm lý. Dưới đây là những cách thức thao túng tâm lý mà các đối tượng bạo hành thường sử dụng để kiểm soát tâm lý của đối phương:
Một trong những công thức thao túng được các bác sĩ tâm lý và truyền thông tại nước ngoài đề cập đến khá nhiều đó là DARCO, đây là từ viết tắt cho “deny, attack, and reverse victim and offender”, dịch nghĩa tiếng Việt có nghĩa là “từ chối, tấn công ngược và hoán đổi vị trí giữa nạn nhân và kẻ bạo hành”.
Đây cũng chính là phương thức thao túng tâm lý phổ biến. Ví dụ, khi bị nạn nhân chỉ ra một lỗi lẫm nào đó, kẻ thao túng sẽ phủ nhận ngay hành vi đó là không đúng sự thật, rằng nạn nhân là người đang đổ lỗi, hoặc có vấn đề về nhận thức, suy nghĩa, trí nhỡ. Sau đó, kẻ bạo hành sẽ tấn công nạn nhân bằng cách đánh lạc hướng hoặc đe dọa, khiến cho nận nhân cảm thấy mình không tỉnh táo, đầu óc mình hình như có vấn đề thật. Kẻ bạo hành có thể nói dỗi một cách trắng trợn hoặc bịa đặt những câu chuyện hoàn toàn không có thật để bịp mắt nạn nhân. Sau đó, kẻ bạo hành tìm cách than vãn, giận dỗi, tỏ ra đáng thương như người bị hại để tìm đồng minh khiến cho đối phương cảm thấy tự ti, xấu hổ về việc làm của mình. Từ đó, kẻ bạo hành vừa thực hiện được việc hoán đổi vị trí giữa nạn nhân và kẻ bạo hành, vừa cô lập được nạn nhân, khiến nạn nhân bắt buộc phải tin vào những gì kẻ bạo hành nói, đánh mất niềm tin vào chính mình.
Như vậy, mấu chốt của thuật thao túng tâm lý nằm ở việc khiến cho đối phương nghi ngờ và đánh mất sự tự tin vào chính bản thân họ. Vì vậy, để tránh trở thành nạn nhân của thuật thao túng tâm lý, chúng ta cần xây dựng nội lực đủ mạnh, tự tin vào những đánh giá và năng lực của chính mình.
Trên đây là bài viết của Công Decor về thao túng tâm lý và cách thao túng tâm lý. Hy vọng những chia sẻ trên dây đem lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/thao-tung-tam-ly-la-gi-cach-thao-tung-tam-ly-nguoi-khac.html