Contents
Bộ máy nhà nước là gì? Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam
Mỗi công dân khi tìm hiểu về hệ thống chính trị của một quốc gia, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bước tìm hiểu về bộ máy nhà nước và sơ đồ bộ máy nhà nước. Vậy bộ máy nhà nước là gì? Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng giải đáp những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Công Decor bạn nhé!
Bộ máy nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước, được hiểu là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, từ đó tạo thành một cơ chế đồng bộ, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích của giai cấp.
Bộ máy nhà nước thông thường sẽ bao gồm 3 loại cơ quan:
Cơ quan lập pháp: cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước như Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Hội đồng Nhân dân là cơ quan nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành pháp: cơ quan thực hiện hành chính nhà nước, đứng đầu là Chính phủ, các Bộ , các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, huyện, xã,..
Cơ quan tư pháp: cơ quan xét xử như Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự, các cơ quan kiểm sát,…
Đặc điểm của Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước của nước ta được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế chung, là cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo quyền lợi vì nước, vì dân.
Tất cả các cơ quan trong hệ thống nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được phân quyền cụ thể để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Do vậy những văn bản pháp luật đều mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình tuân thủ và áp dụng các văn bản pháp luật đó.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, về hình thức kiểm soát theo chiều ngang
Giải thích rõ hơn, đây là mối quan hệ kiểm soát quyền lực bên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương: lập pháp, hành pháp, tư pháp
Một là, hiến pháp mới đã thể hiện rõ sự phân công quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Hai là, hiến pháp mới thể hiện rõ hơn sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực thi quyền lực nhà nước.
Ba là, cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai, về hình thức kiểm soát theo chiều dọc
Hình thức kiểm soát này được hiểu là sự kiểm soát của nhân dân đối với ác cơ quan công quyền (theo chiều trên xuống và từ dưới lên) và được phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Một là, cơ chế kiểm soát theo chiều dọc được thiện hiện trên hình thức kiểm soát quan trọng nhất, kiểm soát của nhân dân – chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, đối với Nhà nước – chủ thể quản lý.
Hai là, về sự phân cấp, phân quyền, kiểm soát giữa trung ương và địa phương: hiến pháp mới ghi nhận Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là một thể thống nhất, có vị trí quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
Về tổng quan, sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm:
Quốc hội: cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước: người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chính phủ: cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Các cơ quan xét xử gồm:
– Tòa án nhân dân tối cao.
– Tòa án nhân dân địa phương.
– Tòa án quân sự.
– Các tòa án do luật định.
Các cơ quan kiểm sát gồm:
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
– Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương:
Hội đồng nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Trên đây là bài viết tóm gọn của Công Decor về bộ máy nhà nước và sơ đồ bộ máy nhà nước của Việt Nam.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/bo-may-nha-nuoc-la-gi.html