Contents
Công dung ngôn hạnh là gì? Tứ đức của phụ nữ xưa và nay?
Từ xưa đến nay, người phụ nữ luôn được đề cao với giá trị và tầm vóc của cái đẹp. Đặc biệt, trong xã hội xưa, những chuẩn mực về cái đẹp của người phụ nữ được chú trọng hơn bao giờ hết. Chuẩn mực cái đẹp đó hướng tới tứ đức trong “Công, dung, ngôn, hạnh”. Vậy cụ thể Công dung ngôn hành là gì? Tứ đức của phụ nữ xưa và nay như thế nào? Cùng khám phá và trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Công Decor bạn nhé!
Công dung ngôn hạnh là gì?
Công dung ngôn hạnh chính là một cụm từ chỉ tứ đức cần có của một người phụ nữ mà xã hội phong kiến Việt Nam xưa rất coi trọng và đề cao. Tứ đức này là một chuẩn mực được tạo lập để mỗi người phụ nữ đều cần học hỏi, rèn luyện để hướng đến vẻ đẹp toàn diện: đẹp người đẹp nết. Cụ thể, 4 chứ này được giải thích như sau:
Công: là chữ hán nằm trong cụm từ “nữ công gia chánh”, tức chỉ người phụ nữ tháo vát việc nhà cửa, bếp núc, chăm sóc và vun vén cho gia đình. Xã hội xưa phân công giai cấp rất rõ ràng và thứ bậc, vị trí của người phụ nữ và đàn ông trong gia đình cũng được phân định rạch ròi. Rằng người đàn ông là trụ cột gánh vác việc lớn trong nhà, còn người phụ nữ sẽ đảm nhiệm những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình.
Dung: được hiểu là dung nhan, ý chỉ vẻ đẹp nhan sắc cũng như phẩm chất của người phụ nữ. Đối với người phụ nữ, đẹp người là điều đáng trân trọng, nhưng bên cạnh đó cần có nét đẹp của phần tâm hồn bên trong, đến từ sự nhỏ nhẹ, dịu dàng, thùy mị, nết na.
Ngôn: được hiểu là ngôn ngữ, tức lời ăn tiếng nói, ý chỉ người phụ nữ cần mài giũa cho mình cách ăn nói nhỏ nhẹ, dễ nghe, đối nhân xử thế hài hòa, trọn vẹn, được lòng người.
Hạnh: được hiểu là đức hạnh, tức là người phụ nữ có phẩm giá, có đạo đức cao đẹp, chung thủy, hiếu thảo, ngay thẳng,…
Khi phân tích để hiểu về giá trị của tứ đức, chúng ta nhận thấy rằng đây thực sự là những nét đẹp mà ai cũng cần và muốn hướng tới. Không chỉ trong thời đại xưa cũ, mà ở ngay thời hiện đại này, vẻ đpẹ của người phụ nữ vẫn tỏa sáng nếu giữ được cho mình chí hướng tu thần để rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt.
Ý nghĩa của công dung ngôn hạnh
Trong xã hội xưa, Công dung ngôn hạnh là chuẩn mực cao đẹp mà mỗi người phụ nữ xưa cần hướng tới để được công nhận và xây dựng những giá trị của chính mình trong mắt mọi người xung quanh. Nhờ vào đáp ứng được tứ đức, mà người phụ nữ trở nên đẹp hơn, tài năng và phẩm hạnh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền lựa chọn mà dường như đây là một cái khuôn thước bắt buộc để họ phải tuân theo. Sự gượng ép này đôi lúc mang tính cực đoan khi người phụ nữ không được lựa chọn cho mình cách sống riêng và cuộc đời riêng của bản thân. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến cho Công dung ngôn hạnh trong một vài hoàn cảnh trở thành sợi dây kìm hãm sự tự do, tự tại của người phụ nữ.
Trong xã hội nay, Công dung ngôn hạnh tuy không phải là chuẩn mực tối cao để đánh giá hay làm nên giá trị của người phụ nữ, nhưng thực tế, đây vẫn là một tiêu chuẩn để người phụ nữ có thể học hỏi, soi chiếu và nâng cấp bản thân hoàn thiện hơn.
Công dung ngôn hạnh được biểu hiện trong xã hội xưa như thế nào?
Lùi lại những trang thời gian, trở về những năm tháng Việt Nam ta thời kỳ phong kiến, cách ăn nói, đi đứng, ăn mặc, ứng xử của người phụ nữ luôn được mọi người chú trọng, để ý và giữ ý tứ gần như rất nghiêm ngặt.
Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm đã có bài thơ “Bánh trôi nước” nổi tiếng viết về vẻ đẹp cũng như cuộc đời của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến xưa:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Người phụ nữ xưa được khắc họa qua vẻ đẹp ngoại hình đầy sức hấp dẫn, thu hút vì phụ nữ luôn là đại diện của phái đẹp. Dù cuộc sống có nhiều lệ thuộc, dù số phận có nhiều may rủi, nhưng người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn trọn vẹn một “tấm lòng son”. Đó chính là kết tinh của tứ đức “công dung ngôn hạnh” truyền thống.
Trên những phương diện đạo đức tốt đẹp, người phụ nữ xưa cũng dựa trên tứ đức mà phải chịu đựng và nhẫn nhịn rất nhiều. Đôi khi tiếng nói của họ không có trọng lượng, quyền lợi của họ không được ai bảo vệ chính nghĩa, vì vậy, tứ đức cũng một phần là cái khuôn khổ khiến người phụ nữ chấp nhận cuộc sống cam chịu, chấp nhận hi sinh lợi ích của mình nhiều hơn để vì hạnh phúc chung cho gia đình, cho xã hội.
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa là một nét đẹp chịu thương chịu khó, vẻ đẹp mộc mạc mang đầy tính truyền thống Á Đông. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng hạn chế tiềm năng phát triển và khám phá hết năng lực của người phụ nữ xưa.
Công dung ngôn hạnh trong xã hội hiện đại biểu hiện như thế nào?
Trở về với dòng thời gian hiện tại, cùng soi chiếu và nhìn vào vẻ đẹp của công dung ngôn hạnh hiện hữu trong xã hội hiện đại ngày nay. Chúng ta thấy, những chuẩn mực ngày xưa vẫn đáng là tấm gương để các thế hệ noi theo và học tập. Người phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn rèn luyện cho mình những phẩm hạnh quý giá như hiếu thảo, thủy chung, nhân ái, vẫn rèn cho mình cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lý. Nhưng người phụ nữ hiện nay được quyền tự do lựa chọn lối sống và cách sống phù hợp nhất với bản thân mình. Không cần phải là chuẩn mực cao cả của vẻ đẹp, họ biết cách tìm hiểu nhu cầu và khả năng của bản thân để phát huy những điểm mạnh và tận dụng các mối quan hệ xung quanh để làm hài hòa cuộc sống.
Người phụ nữ ngày nay không chỉ đóng vai trò “giữ lửa” cho hạnh phúc gia đình mà còn góp phần quan trọng vào việc nước, vào sự nghiệp cá nhân.
Khi người phụ nữ được lắng nghe, được bảo vệ chính đáng, cũng là lúc nhữn vẻ đẹp truyền thống vẫn được kế thừa, nhưng sẽ được phát huy ở nhiều phương diện cởi mở hơn, văn minh hơn và toàn diện hơn.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Công Decor về công dung ngôn hạnh trong phụ nữ xưa và nay. cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viêt!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/cong-dung-ngon-hanh-la-gi.html