Contents
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng chỉ số CPI
Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ số quan trọng, được quan tâm không chỉ những nhà kinh tế mà cả một quốc gia nói riêng. Vậy chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng như thế nào? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số CPI là gì?
CPI là viết tắt của Consumer Price Index, nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. CPI được định nghĩa là chỉ số đo lường mức giá trung bình giỏ hàng hóa và dịch vụ của một người tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng cho thấy sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, có đơn vị tính là phần trăm (%)
CPI đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, giáo dục truyền thông, giải trí, dịch vụ y tế và các dịch vụ khác.
Ý nghĩa của chỉ số CPI
- Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh một cách tương đối xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. CPI thường được các nhà kinh tế dựa vào để theo dõi sự thay đổi về chi phí sinh hoạt của người dân theo thời gian như từng tháng, từng quý, từng năm.
- CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Ngược lại, nếu CPI giảm đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ giảm.
- Sự biến động của CPI là thước đo quan trọng để đánh giá được lạm phát và giảm phát, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tình trạng suy thoái, thất nghiệp có thể kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát được sẽ trở thành siêu lạm phát. Như vậy, CPI cung cấp thông tin sự thay đổi về giá cả của một quốc gia cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người lao động. Từ đó, họ sẽ có những chính sách và quyết định đầu tư sao cho phù hợp và có mức chi tiêu hợp lý nhất
- Nhờ kết quả của chỉ số CPI sẽ giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt và cân bằng an sinh xã hội.
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI
Để tính được chỉ số giá tiêu dùng, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Cố định giỏ hàng: Thông qua việc điều tra và nghiên cứu, ta sẽ xác định được lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu mà người tiêu dùng thường xuyên mua
Bước 2: Xác định giá cả: Giá trị của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa và dịch vụ sẽ được xác định tại một thời gian nhất định.
Bước 3: Tính tổng chi phí: Số tiền phải chi trả cho giỏ hàng hóa dịch vụ được tính bằng công thức sau: Số lượng hàng hóa, dịch vụ nhân với giá cả của từng loại hàng hóa, dịch vụ rồi cộng lại
Bước 4: Chỉ số giá tiêu dùng theo các năm dựa vào công thức sau:
Bước 5: Công thức tính tỷ lệ lạm phát
Các vấn đề đặt ra khi tính chỉ số CPI
- Chỉ số CPI có thể phản ánh cao hơn thực tế : Việc xác định giỏ hàng hóa, dịch vụ sẽ khó khăn hơn bởi trong thực tế xuất hiện nhiều sản phẩm cùng chủng loại. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn nếu hàng hóa, dịch vụ trong giỏ hàng hóa tăng.
- Không phản ánh được sự thay đổi chất lượng sản phẩm: Các công ty đang ngày càng chú trọng để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, chúng ta sẽ khó khăn hơn khi tính toán chỉ số CPI do tình trạng phóng đại mức giá sản phẩm.
- Không phản ánh được do sự xuất hiện của các mặt hàng mới: Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty thường xuyên cho ra mắt các sản phẩm mới. Trong khi đó, khi tính toán CPI, ta buộc phải cố định giá hàng hóa/dịch vụ mà không thể cập nhập các sản phẩm mới đó. Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng sẽ không phản ánh được chính xác sự xuất hiện của các mặt hàng mới.
CPI được sử dụng thường xuyên và rộng rãi giúp đánh giá được nền kinh tế. Hy vọng bài viết trên đây của Công Decor đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số giá tiêu dùng. Hãy theo dõi Công Decor để có thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/chi-so-gia-tieu-dung-cpi-la-gi-y-nghia-va-cach-xay-dung.html