Contents
Giờ quốc tế là gì? giờ quốc tế tính theo múi giờ số mấy ở nước nào?
Bạn có thắc mắc rằng, Trái đất có hình cầu và có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời liệu chúng có tạo ra sự khác biệt về thời gian giữa các quốc gia trên thế giới hay không? Nếu bạn có thắc mắc như vậy thì ngay sau đây hãy cùng Công decor giải đáp chi tiết về giờ quốc tế, giờ quốc tế tính theo múi giờ số mấy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Giờ quốc tế là gì?
Khái niệm giờ quốc tế
Giờ quốc tế hay còn được gọi là Greenwich Mean Time( giờ Mặt trời hoặc nhiều người vẫn gọi là giờ Trái đất) viết tắt là GMT. Giờ GMT được hiểu là thời gian trung bình hằng năm dựa theo thời gian mỗi ngày khi Mặt trời đi qua Kinh tuyến gốc ở khu vực Đài thiên văn Hoàng gia, Greenwich.
Giờ GMT được đưa vào sử dụng như một ký hiệu quốc tế lần đầu tiên vào năm 1884 cho đến năm 1972. Cho đến ngày nay, giờ GMT đã được thay thế bằng giờ phối hợp quốc tế – UTC để khắc phục những thiếu sót về độ chính xác của GMT.
Giờ GMT được tính từ 0 giờ đêm hôm trước đến 0
Lịch sử hình thành giờ quốc tế
Vào năm 1656, nhà khoa học Christiaan Huygens phát minh ra đồng hồ quả lắc. Nhờ vào thiết bị này mà có thể thấy rõ được mối quan hệ giữa thời gian trung bình của đồng hồ và thời gian mặt trời có thể được xác định. Sau đó, một nhà thiên văn học người Anh tên là John Flamsteed dựa vào phát minh đồng hồ quả lắc và cho ra mắt bộ bảng chuyển đổi thời gian mặt trời sang thời gian trung bình.
Sau đó năm 1847, Railway Clearing House thông qua múi giờ GMT di chuyển khắp đất nước Anh và gọi là “ giờ đường sắt”. Vào giữa năm 1850, đồng hồ ở Anh được đặt theo tiêu chuẩn GMT sau đó chính thức được hợp pháp hóa vào năm 1880.
Đến cuối thế kỷ XIX, theo thống kê cho biết 72% các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng giờ GMT.
Phân biệt giờ quốc tế và giờ địa phương
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa giờ Trái đất và giờ địa phương. Vậy ngay sau đây hãy cùng Công decor phân biệt giữa 2 khái niệm này nhé!
Giờ địa phương:
Là từng múi giờ tại một kinh độ trong một vùng lãnh thổ/ địa phương nhất định.
Được sử dụng trong nghiên cứu thiên văn là chủ yếu.
Giờ Trái đất:
Là việc tính toán ngày, giờ dựa trên sự chuyển động của Trái đất.
Là thời gian theo tiêu chuẩn quốc gia để tiên giao lưu quốc tế với các nước trên thế giới.
Giờ quốc tế tính theo múi giờ số mấy?
Theo hiệp định quốc tế đã thống nhất rằng, GMT được tính tại Đài Thiên văn Hoàng gia Anh ( Greenwich – London) – nơi có đường kinh tuyến số 0 chạy qua. Chính vì thế, Trái đất được chia thành 24 đường kinh tuyến tương ứng với 24 múi giờ.
Giờ quốc tế và sự phân chia múi giờ dựa trên kinh độ
Như các bạn đã biết, trên thực tế Trái đất có dạng hình cầu ( hình elip gần tròn) và quay theo quỹ đạo từ Đông sang Tây do đó mà thời gian cũng biến đổi theo các địa điểm từ Đông sang Tây. Các địa điểm tại các kinh tuyến khác nhau sẽ có các múi giờ khác nhau và tùy thuộc vào độ chênh lệch kinh độ thấp hay cao từ đó mà giờ của các quốc gia sẽ chênh lệch ít hay nhiều.
Có 24 đường kinh tuyến chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau ( mỗi kinh tuyến rộng 15 độ). Theo đó, mỗi kinh tuyến tương ứng với một múi giờ. Điều này giúp con người dễ dàng tính toán thời gian chênh lệch giữa các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng chỉ có 1 múi giờ mà có nhiều quốc gia có từ 2 múi giờ trở nên. Do đó, mọi múi giờ tại các quốc gia trên thế giới chỉ được lấy tương đối với giờ Trái đất GMT, tức là lấy tương đối so với giờ tại kinh tuyến 0 độ qua đài thiên văn Greenwich.
Giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế
Như đã nói ở trên, Trái đất có quỹ đạo là hình elip gần tròn do đó trong cùng một thời điểm, đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời khác nhau. Do đó để tiện tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các quốc gia nằm trong cùng kinh tuyến sẽ thống nhất một giờ đó là múi giờ.
Đối với các quốc gia có vùng lãnh thổ rộng bao phủ nhiều kinh tuyến thì thường được điều chỉnh theo đường biên giới quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc là đất nước rộng thứ 2 trên thế giới mà chỉ dùng chung 1 múi giờ duy nhất. Nhưng Nga là quốc gia rộng nhất trên thế giới dùng đến tận 10 múi giờ hay Canada sử dụng đến 6 múi giờ.
Người ta quy định lấy đường kinh tuyến 180 độ giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía Tây sang Đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày lịch, và mỗi 15 độ kinh độ sẽ lùi 2 giờ, còn đi từ phía Đông sang Tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch và mỗi 15 độ kinh độ khi đi qua sẽ cộng thêm 1 giờ.
Cách tính múi giờ Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á, nằm trên kinh tuyến số 7 nên múi giờ của nước ta sẽ là GMT +7
Ví dụ cách tính độ chênh lệch giờ của Việt Nam so với nước Anh: Nếu nước Anh ( GMT +0) đang là 8 giờ sáng ngày thứ 5 thì tại Việt Nam đang là 13 giờ chiều ngày thứ 5.
Những điều thú vị về giờ quốc tế
Các múi giờ trên Trái Đất có sự chênh lệch rất lớn
Sở dĩ các múi giờ được tính theo đường biên giới quốc gia nên sự chênh lệch giữa các múi giờ tại các địa điểm khác nhau trong cùng một quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên có nhiều quốc gia có chiều rộng lãnh thổ rất lớn nhưng chỉ sử dụng một múi giờ duy nhất như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này, gây ra sự bất tiện rất lớn trong công việc và cả cuộc sống của người sống ở đó. Có nơi có thể đón bình minh vào lúc 10 giờ sang hay ngắm hoàng hôn vào lúc đồng hồ đang điểm nửa đêm.
Quần đảo Hawaii là nơi không đổi múi giờ
Hawaii là quốc gia không đổi giờ dù có sự khác biệt rõ rệt giữa thời tiết, thời gian chiếu sáng của mặt trời giữa mùa hè và mùa đông. Ngoài ra, một số địa phương tại Mỹ cũng không đổi múi giờ dù nằm trên nhiều kinh độ.
Hai quốc gia có vị trí gần nhau nhưng chênh lệch nhau 24 giờ
Đó là Samoa, một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương và quần đảo Lines. Dù cách nhau khoảng 2000km nhưng thời gian giữa 2 khu vực này chênh nhau tơi 24 giờ tương đương với 1 ngày.
Các quốc gia đầu tiên đón năm mới và cuối cùng đón năm mới
Lãnh thổ Tông và đảo Christmas thuộc Cộng Hòa Kiribati là nơi đón năm mới đầu tiên và sớm nhất trên thế giới chứ không phải Sydney như nhiều người vẫn nghĩ. Thành phố Honolulu của Mỹ thuộc quần đảo Hawaii là lãnh thổ đón năm mới cuối cùng trên thế giới khi các quốc gia khác đều đã đón giao thừa thì nơi đây mới bắt đầu bước sang năm mới.
Những quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất
Sau đây sẽ là danh sách những quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
Pháp: 12 múi
Mỹ: 11 múi
Nga: 11 múi
Anh: 9 múi
Úc: 8 múi
Canada: 6 múi
Đan Mạch: 5 múi
New Zealand: 5 múi
Brazil: 4 múi
Mexico: 4 múi
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/gio-quoc-te-la-gi.html