Contents
1 hải lý bằng bao nhiêu km? 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý?
Hải lý là một đơn vị đo khoảng cách trên biển mà chúng ta thường nghe thấy xuất hiện trên các bản tin dự báo thời tiết ở khu vực Biển Đông. Vậy cụ thể 1 hải lý bằng bao nhiêu mét? 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý, km? Cùng Công Decor khám phá và trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Hải lý là gì?
Khái niệm
“Hải” là biển, “lý” là đơn vị đo lường, vậy hải lý chính là một đơn vị chiều dài dùng để đo khoảng cách trên biển. Việc thực hiện đo lường khoảng cách trên môi trường nước biển cần đảm bảo một số nguyên tắc như sau:
- Hải lý là khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ.
- Hoặc khoảng một phút của vòng cung kinh độ tại đường xích đạo.
Bằng một trong hai cách nêu trên, chúng ta sẽ đảm bảo được việc đo lường được khoảng cách xác định trên đường biển. Đồng thời, chúng ta cũng có thể dễ dàng quy đổi hải lý sang các đơn vị đo phổ biến khác như km hay mét.
Ký hiệu của đơn vị hải lý.
Để đảm bảo được việc đọc số liệu trên báo cáo được nhất quán, người ta đã thiết lập ký hiệu chung của đơn vị hải lý như sau:
- M: được sử dụng làm viết tắt cho hải lý của Tổ chức Thủy văn học Quốc tế (IHO) và Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM). Với các ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu thủy văn. Ngoài ra, được sử dụng và công nhận với đơn vị đo khoảng cách của tổ chức BIPM.
- NM: được sử dụng bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO). Các hoạt động cũng như ý nghĩa hàng không. Thực hiện các chuyến bay và thường phải tiến hành di chuyển giữa các khu vực.
Việt Nam chúng ta sử dụng hệ ký hiệu này, đôi khi chúng ta cũng dùng ký hiệu Việt hóa là HL (hải lý). Với mỗi cách sử dụng ký hiệu đều đi kèm với chú thích riêng biệt nên vẫn đảm bảo được việc truyền tải và tiếp nhận thông tin chính xác.
- nm (biểu tượng của nanomet trong hệ đo lường SI): được sử dụng bởi Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Gắn với các công tác liên quan và thực hiện ứng dụng trong đo lường của hải lý.
- nmi: được sử dụng bởi Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) và Văn phòng xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ (GPO).
- nq (viết tắt của tiếng Pháp nautique): được Hải quân Pháp sử dụng trong việc viết nhật ký của tàu.
Ứng dụng của đơn vị hải lý
Hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển nên được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp vận chuyển, du hành bằng đường hàng không, hàng hải.
Ngoài ra, hải lý còn được sử dụng quy định về giới hạn của vùng biển trong luật pháp quốc tế và điều ước, để phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia.
1 hải lý bằng bao nhiêu km?
Quy ước quốc tế quy định việc chuyển đổi từ hải lý sang km như sau:
1 hải lý = 1852 m (khoảng 6076,115486 feet).
1 hải lý = 1.852 km = 6.076 feet
Ngoài ra, hải lý còn được chuyển đổi sang những đơn vị đo lường khác như sau:
1 hải lý = 1.150779 dặm Anh (con số chính xác là 57.875/50.292 dặm)
1 hải lý = 6076.115 feet ( con số chính xác là 2315000/381 feet)
1 hải lý = 1012.6859 sải (con số chính xác là 1157500/1143 sải)
1 hải lý = 10 cáp quốc tế = 1.126859 cáp Anh = 8.439049 cáp Mỹ
1 hải lý = 0.998383 phút cung xích đạo = 0.9998834 phút cung kinh tuyến trung bình.
1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý, km?
Vĩ độ là một đơn vị thể hiện giá trị xác định vị trí của một điểm trên bền mặt Trái đất ở phía Bắc hay phía Nam của xích đạo. Từ đó, vĩ độ phản ánh cho khoảng cách được nhìn nhận so với vật làm mốc.
Về quy đổi 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý, km chúng ta sẽ dựa vào chiều dài của một độ cung trên bản đồ Trái Đất.
Chiều dài của một độ cung trong khác biệt về vĩ độ với hướng Bắc – Nam tầm 60 hải lý (tương đương 111 km) ở bất kỳ vĩ độ nào. Chính vì vậy, các nhà thiên văn học nhận định rằng, việc tiếp cận để có được giá trị quy đổi của vĩ độ với hải lý hay km có nhiều sai lệch, phụ thuộc vào khoảng cách với các điểm mốc. Do đó, việc xác định 1 vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý khó có thể xác định được một cách tuyệt đối, mà chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào từng vị trí của điểm chọn làm mốc.
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/hai-ly-la-gi-1-hai-ly-bang-bao-nhieu-km.html