Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”
Truyền thống “Tương thân tương ái” chính là một truyền thống đẹp được lưu truyền ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta. Điều này cũng được thấm nhuần trong những câu ca dao, tục ngữ mà ông ta căn dặn lại các thế hệ sau. Trong đó, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một trong những câu tục ngữ tiêu biểu cho tinh thần ấy. Trong bài viết này, cùng Công Decor tham khảo về cách làm bài viết giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” bạn nhé!
Dàn ý chi tiết giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu vào chủ đề tình yêu thương dành cho con người
Trích dẫn câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Ví dụ mẫu:
Ngạn ngữ Nga đã có một câu nói “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương hoa”. Đúng vậy, sự chia sẻ, yêu thương mà chính mình dành cho mọi người xung quanh luôn làm nên vẻ đẹp cuộc sống và ánh nắng trong tim cho người tặng. Truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã được ông cha ta truyền tải trong nhiều câu ca dao, tục ngữ dân gian. Trong đó, câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” là một câu tục ngữ tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo, yêu thương này.
Thân bài
Giải thích các từ trong câu tục ngữ
Thương người: tình cảm yêu thương, san sẻ, hỗ trợ những người xung quanh, dù đó là người thân của chúng ta hay những người xa lạ
Thương thân: tình yêu thương, sự quan tâm dành cho chính bản thân mình
Biện pháp so sánh ngang bằng được vận dụng: thể hiện sự cân xứng giữa hai luồng tình cảm, tức chúng ta yêu thương người khác bằng với việc chúng ta yêu thương chính bản thân mình.
=> Ý nghĩa khái quát của câu nói: chúng ta cần yêu thương, đùm bọc, san sẻ với người khác như yêu thương chính bản thân mình.
Ví dụ mẫu:
Vậy thế nào là “thương người như thể thương thân?”. “Thương người” ở đây được hiểu là tình cảm yêu thương, hỗ trợ những người xung quanh của bạn, dù đó là người thân của bạn hay chỉ là những người dưng qua đường. “Thương thân” chính là tình cảm yêu thương, vỗ về, quan tâm mà mình dành cho chính bản thân chúng ta. Câu nói sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng “như thể” nhằm nhấn mạnh rằng chúng ta thương người khác như chúng ta thương chính mình. Phép so sánh được sử dụng rất khéo, tình cảm thương mình chính là tiền đề, nền tảng để hình thành nên tình yêu thương đồng loại, yêu thương mọi người xung quanh. Bởi nếu không thương mình, chắc chắn chúng ta không thể thương người được. Ý nghĩa khái quát của câu nói muốn khẳng định chúng ta cần yêu thương, đùm bọc và lan tỏa sự quan tâm đến người khác như thể chúng ta dành cho chính bản thân mình.
Bình luận: Tại sao chúng ta cần thương người như thể thương thân?
Thứ nhất, tình yêu thương trao đi cho người khác sẽ luôn giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, yêu thương hơn và hạnh phúc hơn.Cuộc sống được tạo lập không chỉ trong mối quan hệ giữa mình với bản thân mình, mà nó sẽ có ý nghĩa hơn khi đặt trong mối quan hệ giữa mình với cộng đồng. Những giá trị của tình yêu thương mình trao gửi đi cho người khác, chắc chắn sẽ làm họ vô cùng hạnh phúc, và hạnh phúc là một năng lượng có sức lan tỏa đến cả người cho đi và người nhận lại.
Thứ hai, chỉ khi biết yêu thương mình đúng nghĩa, bản thân mình mới có thể trao đi giá trị của tình yêu thương cho người khác.
Thứ ba, cuộc sống này, chúng ta thường nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn là cho người khác, vì vậy sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng sẽ giúp bạn sống cởi mở hơn, nhân văn hơn và rộng lớn hơn.
Ví dụ mẫu:
Vậy tại sao chúng ta cần “thương người như thể thương thân”? Thứ nhất, bởi tình yêu thương trao đi cho người khác sẽ luôn giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, yêu thương hơn và hạnh phúc hơn.
Cuộc sống được tạo lập không chỉ trong mối quan hệ giữa mình với bản thân mình, mà nó sẽ có ý nghĩa hơn khi đặt trong mối quan hệ giữa mình với cộng đồng. Những giá trị của tình yêu thương mình trao gửi đi cho người khác, chắc chắn sẽ làm họ vô cùng hạnh phúc, và hạnh phúc là một năng lượng có sức lan tỏa đến cả người cho đi và người nhận lại. Thứ hai, chỉ khi biết yêu thương mình đúng nghĩa, bản thân mình mới có thể trao đi giá trị của tình yêu thương cho người khác. Một người không biết cách chăm sóc và yêu thương chính bản thân mình thì làm sao có thể rộng mở để yêu thương hay chăm sóc người khác. Chính vì vậy, sự yêu thương chính mình là nền tảng cơ bản để yêu thương người khác. Yêu thương bản thân ở đây không phải ích kỷ, mà là một lẽ đương nhiên để chúng ta có cơ hội được làm việc tốt cho người khác. Thứ ba, cuộc sống này, chúng ta thường nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn là cho người khác, vì vậy sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng sẽ giúp bạn sống cởi mở hơn, nhân văn hơn và rộng lớn hơn. Khi trao đi yêu thương cho mọi người, ta không chỉ giới hạn cuộc sống trong cuộc đời của riêng mình, mà còn là cuộc đời của những nụ cười, nắm tay, vỗ vai của những người xung quanh mình.
Biểu hiện của tinh thần thương người như thể thương thân:
Những câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương trong Việc tử tế, Chiếc lá yêu thương của VTV24
Những con người đã hi sinh tính mạng của bản thân vì người khác, vì cộng đồng trong cuộc chiến chống dịch
Các bạn triển khai phần dẫn chứng này thành một đoạn văn, nên nêu từ 2 đến 3 dẫn chứng để tăng sức thuyết phục cho luận điểm của mình.
Phê phán
Phê phán những người sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, vun vén lợi ích cá nhân.
Phê phán những người không biết yêu thương chính mình và yêu thương người khác: tự hủy hoại bản thân vào những cám dỗ, nghiệp ngập,…
Bài học cá nhân:
Học cách chăm sóc, thấu hiểu và yêu thương chính bản thân mình
Học cách san sẻ, đồng cảm và quan tâm đến những người xung quanh mình
Kết bài
Tổng kết lại vấn đề
Nêu những suy nghĩ cá nhân để khép lại bài
Trên đây là bài viết của Công Decor về giải thích câu tục ngữ ‘Thương người như thể thương thân”. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cho mình những phương pháp và cách thứ triển khai bài văn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/giai-thich-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than.html