Contents
Soạn bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu nhất
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một sáng tác đong đầy cảm xúc và sự tri ân của nhà thơ Viễn Phương hướng về người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, Công Decor sẽ hướng dẫn bạn cách soạn bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương một cách ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!
Kiến thức tác phẩm
Tác giả: Viễn Phương
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành. Nhân dịp, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác.
- Mạch cảm xúc:
- Câu khái quát: Vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
- Bố cục:
Phần 1: (khổ 1): cảm xúc về khung cảnh bên ngoài lăng bác
Phần 2: (khổ 2): cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác
Phần 3: (khổ 3) : cảm xúc khi vào trong lăng Bác
Phần 4: (khổ 4): Niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về miền Nam.
=> Nhận xét: MCX tạo nên bố cục đơn giản, tự nhiên và hợp lý.
Phân tích tác phẩm
Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng Bác
Khổ 1:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Câu thơ mở đầu như một lời kể vừa để thông báo vừa gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam, sau bao năm mong mỏi, giờ mới được ra viếng Bác.
- Cách dùng từ:
- Cách dùng đại từ xưng hô “con” : mang phong cách Nam Bộ “con – Bác” + gần gũi, thân thương + trân trọng, thành kính như tình cảm của người con với Cha lâu ngày gặp lại.
- Cách nói giảm nói tránh: từ “thăm” thay cho từ “viếng”
=> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát
-> khẳng định Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của nhà thơ và của mọi người.
– Hình ảnh đầu tiên nhà thơ bắt gặp: hàng tre bao quanh lăng Bác.
- Tả thực: nói đến hình ảnh hàng tre trong sương sớm – một loại cây rất thân thuộc của làng quê Việt Nam.
- Nghệ thuật: ẩn dụ
Thành ngữ “bão táp mưa sa” – tượng trưng cho những khó khăn, thử thách mà dân tộc VN đã đi qua trong hành trình dựng nước và giữ nước (Đó là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm gian khổ, là phải hứng chịu mưa bom bão đạn khi đối đầu với hai cường quốc lớn mạnh – thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, là phải chống chọi với thiên tai )
Hàng tre xanh, đứng thẳng hàng – biểu tượng của dân tộc VN thanh cao và sức sống bền bỉ, kiên cường. Dáng “đứng thẳng hàng” cũng tô đậm tinh thần đoàn kết, vững vàng trước mọi thử thách.
=> gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
- Cách dùng từ: cảm thán “Ôi”
- Làm cho nhịp thơ chậm, ngắt quãng, như sự ngưng lại cho dòng cảm xúc trào dâng.
- Bộc lộ cảm xúc tự hào + cảm động khi đứng trước lăng trước và ngẫm về quá khứ kiên cường của cả dân tộc.
=> Hàng tre ấy như đội quân danh dự bảo vệ giấc ngủ cho Người.
Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác
Khổ 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
- Cấu trúc: Có 2 cặp câu với những hình ảnh tả thực và sóng đôi độc đáo
- Hình ảnh: Mặt trời
Mặt trời trên lăng: hình ảnh tả thực, chỉ một mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, ngày ngày đi qua trên lăng, ban phát ánh sáng và hơi ấm cho muôn loài.
Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ, chỉ Bác Hồ.
=> Nếu mặt trời tự nhiên là vĩ đại, bất diệt, mang lại sự sống cho muôn loài thì với dân tộc Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ vĩ đại sống mãi trong trái tim người Việt, đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
- Màu sắc: “rất đỏ”
Gợi lên hình ảnh đẹp, gây ấn tượng về sức sáng và sức chói.
Ẩn dụ: cho tư tưởng cách mạng, bầu nhiệt huyết và lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
=> Thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác luôn sống mãi cùng non sông đất nước Việt.
- Hình ảnh
Dòng người đi trong thương nhớ
Là hình ảnh tả thực, miêu tả ngày ngày dòng người vào lăng viếng Bác trong lòng tiếc thương kính cẩn.
Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm, như bước chân lặng lẽ của đoàn người vào lăng viếng Bác.
- Tràng hoa: hình ảnh ẩn dụ có 2 cách hiểu:
Dòng người xếp hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận.
Hoa của lòng nhớ thương, biết ơn, thành kính dâng lên Bác. Cuộc đời của mỗi người như nở hoa dưới ánh sáng của Bác.
- Nghệ thuật:
Hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.
Nếu để từ « tuổi » thì chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần túy chỉ tuổi tác. Còn dùng từ « Xuân » có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm vì dân, vì nước để Tổ quốc có sắc xuân của hòa bình.
- Điệp ngữ “ngày ngày” = gợi ấn tượng về vòng lặp thời gian đều đặn, vĩnh hằng, vừa gợi tấm lòng biết ơn, thành kính không nguôi dành cho Bác.
Cảm xúc khi vào trong lăng Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Cảm xúc: Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào.
- Khái quát: Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế về sự yên tĩnh, trang nghiêm của không gian trong lăng Bác.
- Cách nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”
Thực tế, Bác đã ra đi mãi mãi, nhưng nhà thơ không muốn khắc sâu niềm mất mát đó, mà thay thế bằng suy nghĩ, Bác của chúng ta chỉ đang ngủ, ngủ một giấc bình yên và vĩnh hằng sau quãng thời gian cống hiến trọn vẹn đời mình cho dân, cho nước.
Giảm bớt cảm giác đau thương, mang đến sự bình an, nhẹ nhõm trong tâm.
- Hình ảnh :vầng trăng sáng dịu hiền
Đó có thể là ánh sáng dịu nhẹ của đèn vàng thắp trong lăng Bác
Đó có thể là ánh sáng của vầng trăng trong tâm tưởng nhà thơ.
- Có lẽ hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi giấc ngủ ban đêm do nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày.
- Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một người bạn tri âm, tri kỉ, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để canh giấc ngủ ngàn thu cho Người.
Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.
- Nghệ thuật: ẩn dụ “Trời xanh là mãi mãi” = Bác ra đi nhưng sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao.
- Cảm xúc: Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
- Động từ “nhói” được sử dụng rất đắt, rất gợi hình và gợi cảm. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người.
- Cấu trúc đối lập (vấn biết…mà sao…) + câu cảm thán => nỗi đau quặn thắt, tê tái trong sâu tâm hồn. lòng xót thương không thể nguôi ngoai.
- Nhịp thơ đột ngột ngắt 4/3 như một tiếng nấc đau đớn, nghẹn ngào.
Cảm xúc trước khi rời lăng Bác
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
- Khái quát: Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi muốn được ở mãi bên lăng Bác.
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.
- Lời nói giản dị diễn tả tình thương sâu lắng.
- Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, lòng thương nhớ kìm nén đến lúc này vỡ òa thành nước mắt.
– Ước nguyện thành kính của Viễn Phương là được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng để được ở mãi bên Bác.
+ Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành
+ Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ
+ Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.
– Cấu trúc đầu cuối tương ứng: cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ và được khép lại cuối bài với một nét nghĩa bổ sung “câu tre trung hiếu” .
- Cây tre mở đầu bài thơ: gợi lên cả hình dáng, màu sắc và vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho dân tộc VN kiên cường, bất khuất.
- Cây tre cuối bài: không còn là cây tre khách thể, mà đã hòa vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng thủy chung, ước nguyên của nhà thơ: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
– Điệp từ “muốn làm” + phép liệt kê tăng cấp + nhịp thơ dồn dập
=> gợi tâm trạng lưu luyến, ước muốn hóa thân và sự tự nguyện chân thành của nhà thơ.
=> Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.
Cảm ơn bạn đọc đã đọc đến cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/soan-bai-vieng-lang-bac-cua-vien-phuong.html