Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng toán bài tập?

Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng toán bài tập?

Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng toán bài tập?

Tỉ số phần trăm là một dạng toán rất căn bản trong chương trình toán học lớp 5 và thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tế. Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng bài toán như thế nào? Hãy cùng Công Decor tìm hiểu qua bìa viết dưới đây nhé!

Tỉ số phần trăm là gì?

Tỉ số của hai số là phân số. Ký hiệu a/b hay a: b

Tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số mà ở đó ta sẽ quy đồng mẫu số của tỉ số về số 100

Kí hiệu phần trăm: %

Ví dụ: 8/100 = 8%, 20/100 = 20%….

Ý nghĩa của tỉ số phần trăm

Tỉ số phần trăm được dùng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng này so với một lượng khác. Nói cách khác, đại lượng thứ nhất thể hiện phần tương ứng hoặc phần thay đổi so với đại lượng thứ hai

Ví dụ: Khi bạn gửi 200.000 đồng, sau 1 tháng bạn nhận được khoản lãi là 5000 đồng. Số tiền lãi bạn nhận được là 5000/200000= 0,025 so với số tiền ban đầu. Nếu diễn đạt theo phần trăm, số tiền 200.000 đồng đã lãi thêm 2,5%.

Công thức tính tỉ số phần trăm

Công thức tính tỉ số % của một số

Cách tính: Để tìm được tỉ số % của một số, ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số %.

Ví dụ: Một mảnh vườn có chiều dài là 50m, biết chiều rộng bằng 40% chiều dài. Tính chiều rộng của mảnh vườn đó.

Cách giải:

Chiều rộng của mảnh vườn là:

50 x 40% = 20 (m)

Đáp số: 20m

Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng toán bài tập?
Tỉ số phần trăm là gì? Công thức tính và các dạng toán bài tập?

Công thức tìm một số khi biết phần trăm của số đó.

Cách tính: Để tìm được một số ta lấy số đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100

Ví dụ: Tìm một số biết số đó bằng 30% của 120.

Cách giải:

Số cần tìm là:

120 : 30% = 400

Đáp số: 400

Các dạng bài tập tính tỉ số phần trăm thường gặp

Dạng 1: Bài toán liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia tỉ số phần trăm

Phép cộng: a% + b% = (a + b)%

Phép trừ: a% – b% = (a – b)%

Phép nhân: a% x b = ( a x b) %

Phép chia: a% : b = (a : b) %

Ví dụ:

12 % + 7% = (12 + 7)% = 19%

36% – 11% = (36 – 11)% = 25%

3% x 5 = (3 x 5)% = 15%

9% : 3 = (9 : 3 )% = 3%

 

Dạng 2: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Ví dụ: Một xưởng may theo như kế hoạch sản xuất được 1200 chiếc áo, nhưng thực tế, do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã sản xuất được 1500 chiếc áo

Hỏi xưởng may đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch

Hỏi xưởng may đã vượt mức kế hoạch bao nhiêu phần trăm

Lời giải:

1.Xưởng may đã thực hiện được so với kế hoạch là:

1500: 1200 x 100 = 125% (kế hoạch )

2. Xưởng may đã vượt mức kế hoạch:

125% – 100% =25 % (kế hoạch)

Dạng 3: Tìm giá trị phần trăm của một số

Ví dụ: Lớp 2A có 40 học sinh, trong đó học sinh nữ chiếm 60%. Tính số học sinh năm của lớp 2A?

Lời giải:

Số học sinh nữ của lớp 2A là:

40 x 60 : 100 = 24 (học sinh)

Số học sinh nam của lớp là:

40 – 24 = 16 (học sinh)

Đáp số: 16 học sinh

Dạng 4: Tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó

Ví dụ: Lớp 5A có 20% học sinh giỏi, 60% học sinh khá, còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh của lớp 5A biết số học sinh trung bình là 7 bạn.

Lời giải:

Số học trung trung bình của lớp 5A là:

100% – (20% + 60%) = 20%

Số học sinh của lớp là:

7 : 20 x 100 = 35 (học sinh)

Đáp số: 35 học sinh

Dạng 5: Bài toán tính phần trăm tăng giá

Ví dụ: Khi mua 10 quyển sách với giá là 250000 đồng, với mức thuế là 10%. Vậy giá trị thực tế mà khách hàng cần trả sau khi tính thuế là bao nhiêu?

Lời giải:

Giá trị thuế gia tăng là: 250000 x 10% = 25000 đồng

Vậy tổng số tiền khách hàng cần phải trả là:

250000 + 25000 = 275000 (đồng)

Đáp số: 275000 đồng

Trên đây là những kiến thức về tỉ số phần trăm và các dạng toán cơ bản. Hi vọng mang đến cho các bạn những chia sẻ bổ ích. Hãy đến thăm website Công Decor để có thêm nhiều bài viết nữa nhé!

Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/ti-so-phan-tram-la-gi-cong-thuc-tinh-va-cac-dang-toan-bai-tap.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *