Phân tích “Vợ nhặt” đề bài nâng cao siêu hay của học sinh giỏi Văn

Phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” đề bài nâng cao siêu hay 2023

Phân tích “Vợ nhặt” đề bài nâng cao siêu hay 2023

Đất nước Việt Nam nhỏ bé chúng ta, qua bao thế hệ đã phải gồng mình chống chọi với giặc ngoại xâm. Trong đó, những năm tháng của năm 1945 với nạn đói lịch sử của dân tộc đã hằn sâu nhiều vết thương, mất mát trong lịch sử và kí ức của dân tộc Việt nam ta. Văn học cũng là tấm gương phản chiếu những đau thương, mất mát này, và nhà văn Kim Lân là một trong những nhà văn đã mang cái đói, cái khổ cùng cực ấy vào tác phẩm của mình. Trong bài viết này, cùng Công Decor phân tích tác phẩm ” Vợ Nhặt “ với đề nâng cao siêu hay. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

Đề bài phân tích “Vợ nhặt” nâng cao thi trung học phổ thông quốc gia

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, bà cụ Tứ được miêu tả khi đón con dâu “…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai, oán, vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc nhà đang ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không…”
Nhưng vào sáng hôm sau “…Bà mẹ Trạng nhẹ nhõm, tươi tỉnh, khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa….”

Anh/ chị hãy phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua 2 lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật?

Phân tích “Vợ nhặt” đề bài nâng cao siêu hay của học sinh giỏi Văn
Phân tích “Vợ nhặt” đề bài nâng cao siêu hay của học sinh giỏi Văn

Bài làm học sinh giỏi phân tích “Vợ nhặt” đề nâng cao siêu hay

Mở bài

Trước cách mạng, ta bắt gặp một “ Tắt đèn” ám ảnh với màn đêm đen đặc như tiền đồ của chị Dậu, một “ Bước đường cùng” với chất chứa bi kịch và dồn ứ bế tắc, một Chí pHèo chấm lại là tiếng kêu tuyệt vọng và máu đỏ hận thù,… Tất cả vẽ lên thảm cảnh của làng quê và con người trong áp bức thực dân phong kiến. Còn Sau Cách mạng, cũng viết về bao cảnh khổ như thế , cũng nói đến những con người cơ cực như vậy, nhưng kết lại không phải là bước đường cùng hay tiếng oán than nào hết mà đã thay đổi, thay đổi nhờ niềm tin, lòng thương người và ánh sáng CM. “ Vợ nhặt” của Kim L n là một truyện ngắn như thế, có khổ, có cực, nhưng sau tất cả là những thay đổi lạc quan sống, lạc quan tin tưởng vào ngày mai sáng hơn ngày hôm nay. Điều đó thể hiện khá rõ qua sự thay đổi tâm trạng của bà cụ Tứ lúc mới đón con dâu là thị về và vào sáng hôm sau:

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, bà cụ Tứ được miêu tả khi đón con dâu “…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc nhà đang ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không…”

Nhưng vào sáng hôm sau “…Bà mẹ Trạng nhẹ nhõm, tươi tỉnh, khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa….”

Thân bài

Nạn đói Ất Dậu 1945 đã làm cho hơn 2 triệu người dân Việt Nam chết đói trong năm đó. Nó khiến ai khi nghe lại cũng phải rợn người,lạnh gáy. Nó làm ai đã may mắn đi qua đều mang theo những ám ảnh trong suốt cuộc đời. Nhà văn Kim Lân đã sống trong những năm đó, để sau hơn chục năm, khi cầm bút, cái đói và cái chết vẫn đeo đuổi thường trực như mới ngày hôm qua và truyện ngắn “ Vợ nhặt”( 1954) đã là khắc họa chân thực nhất về cảnh đói và con người trong cái đói- họ lo âu cho sự sống nhưng vẫn sống bằng tình người, tình yêu và niềm lạc quan nảy mầm từ đói khổ để ta thêm trân quý sức mạnh của tình người trong tận cùng của khó khăn.

Truyện ngắn mở ra với cái thứ ánh sáng đầu tiên hắt vào trang văn là thứ ánh sáng nhập nhoạng mù mờ của một buổi chiều tà “ chạng vạng”. Rồi, người chết đói như ngả rạ. Mùi tử khí đè nặng. Tiếng quạ gào từng cơn thê thiết. Tiếng hờ khóc của nhà có người chết não nề. Trong cái đói, Kim Lân còn cho ta biết về giá trị con người trong nạn đói: họ rẻ rúng quá! TRàng là một chàng trai nông dân chất phác, hiền lành, bản tính hơi ngốc và làm nghề khuân vác, vô tình gặp thị, một người đàn bà ngồi vệ đường nhặt những hạt rơi, hạt vãi trong ngày đói cho qua ngày, với hai lần gặp, 4 bát bánh đúc và mọt câu nói đùa khểnh của Tràng, mà thị chấp nhận theo không anh ta về làm vợ. Mọi thứ đều chóng vánh và nằm ngoài sức tưởng tượng của chính những nhân vật trong hoàn cảnh ấy. Giữa cái đói đang truy đuổi sự sống của con người từng khoảnh khắc, giữa cái chết như gần ngay gang tấc, thì câu chuyện “ Vợ nhặt” theo đúng nghĩa trần trụi nhất của nó ấy, ko đắm chìm trong việc ôm nghèo, kể khổ mà nó dấy lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt tỏa lan nơi con người. Khát vọng lớn lao không thể thay đổi thực tại phũ phàng nhưng nó cũng làm nên những nguồn vui sống và lạc quan về phía trước hơn là giữ những sợ hãi u ám trong lòng. Khi Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ, hắn cũng bồn chồn đi ra đi vào vì không biết bà mẹ có chấp nhận cho cái quyết định liều lĩnh ấy của anh hay không. Nó cũng thật khó xử để có câu trả lời hợp lý nhất trong hoàn cảnh đó. Và khi bà cụ Tứ trở về nhìn thấy, nghe ra và hiểu cả được mọi điều Tràng muốn nói, thì trong bà có bao nhiêu là cảm xúc xen lẫn: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình.”. Cái cúi đầu lặng lẽ không thành lời ấy cho ta biết bà mẹ đang suy tư , đang đấu tranh nội tâm rất mãnh liệt. Đặt trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, khi một miếng ăn thôi cũng làm nên hay cứu đc cả một sự sống thì có thêm một người trong nhà lúc này cũng thật là điều khó nghĩ suy. Việc Tràng có vợ là điều nên vui, nên mừng nhưng sao không khí lại đè nén quá nhiều những đăm chiêu và suy tư như vậy? Không nói ra, nhưng tất cả đều hiểu, đó là một chuyện thật sự không nên và ngốc nghếch thật sự. Cái khoảng lặng trong bà cụ Tứ kìm nén trong đó bao trăn trở, muộn phiền, âu lo. Rồi tất cả trải dàn ra thành một câu văn dài, nhiều thán từ bộc lộ cảm xúc “biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình.”. Bà hiểu vì bước đường cùng mà con mình mới có được vợ. Bà hiểu những khó khăn trước mắt phải đối diện khi con mình vừa chớm chạm được vào cái gọi là hạnh phúc. Lòng người mẹ nào mà chẳng thương xót cho con khi ngày vui của nó mà không sao ngăn được tiếng quạ kêu thét, không ngăn được sự bủa vây của tử khí xung quanh. Hoàn cảnh ấy làm con người ta không thể quên lo lắng đi mà nghĩ đến việc xây dựng hạnh phúc được vì cái thứ cơ bản là miếng ăn lại là cái quan trọng nhất làm nên sự sống lúc này. Tình yêu tương con của bà cụ Tứ vẫn đẹp, vẫn sáng trong những lo lắng, bất an của bà cho tương lai đứa con của mình. Người mẹ ấy cũng mong con được hạnh phúc, được có tổ ấm gia đình nhưng không phải là giữa lúc trời làm cơn đói có thể cướp đi sinh mạng con người ta bất cứ lúc nào như bây giờ được. Tiếng lòng của bà cất lên rất đỗi chân chất, mộc mạc của đúng những người nông dân hiền hậu, chất phác:

“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc nhà đang ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”
Một mơ ước giản dị đời thường, đó là cưới vợ sinh con thôi, nhưng giữa những ngày đói tràn lan ấy, nó là điều bất thường mà ít ai dám nghĩ đến. Một tiếng thở dài cất trong câu tự thoại với chính mình nói lên được nhiều lắm những trăn trở, những ai oán và xót thương tận cùng của người mẹ già đã gần đất xa trời nhưng vẫn chưa lo được cho con mình mái ấm trọn vẹn… Để rồi từ sâu trong trái tim ấy, khi cảm xúc đau đớn, thương xót trào dâng mãnh liệt thì trong kẽ mắt bà cụ rỉ ra hai dòng nước mắt cũng câu hỏi khó giải đáp “ Không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không…”. Đó là mối lo lắng lớn nhất trong tâm can người mẹ. Không chỉ bà cụ Tứ lo, mà Tràng cũng có cảm giác chợn khi thị nhận lời về làm vợ anh : “ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Những người dân trong xóm ngụ cư cũng lo lắng cho hai vợ chồng vì lấy nhau giữa cơn đói hoành hành này. Điều này cho thấy, mối lo lắng của bà cụ Tứ hoàn toàn có cơ sở và bà lo vì bà thương các con bà nhiều quá, tấm lòng của người mẹ già hết mực suy nghĩ vì hạnh phúc các con ấy cũng thật cảm động và đau xót vì thực tế lại quá phũ phàng với con người. Và từ ngỡ ngàng đến thoáng im lặng vì hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự, cuối cùng là hai chữ “ mừng lòng” đồng ý cho hạnh phúc lứa đôi có cơ hội bén rễ trên mảnh đất cỗi cằn. Bà cụ Tứ đã cố nén bao cay đắng xót xa vào trong trái tim để an ủi và vun vén cho mái ấm gia đình đang được tạo nên, từ đó có sự thay đổi về tâm trạng bà vào sáng hôm sau:

““…Bà mẹ Trạng nhẹ nhõm, tươi tỉnh, khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa….”

Bà cụ Tứ chấp nhận cho Tràng với thị đến với nhau có nghĩa là bà đã gạt qua mọi đói khổ rình rập, gạt qua thành kiến dày đặc, gạt qua mọi thứ- kể cả cái chết, để truyền khát vọng và niềm tin cuộc sống cho con cái. Vì lí do đó, với bà lo lắng chỉ là một góc khuất rất sâu mà bà giấu kỹ cho riêng mình, bà cần cho các con thấy niềm lạc quan và hạnh phúc hun đúc để giữ lửa nơi căn nhà ấy. Tất cả buồn lo lặn vào trong để hóa niềm vui chân thành trong hành động “ xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, trong những dự định nào là ngăn buồng cho đôi trẻ, nào mua đôi gà,… Để ý ta thấy chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến tương lại nhiều hơn cả, lại là người truyền cho con trẻ, gieo niềm tin hướng về ngày mai khác hôm nay, sáng hơn và tốt đẹp hơn. Đó là khát vọng sống và hạnh phúc lan tỏa từ lạc quan và yêu thương. Tình yêu thương đã khiến cho ba con người và một mái nhà tranh lụp xụp không bị vùi xuống vực thẳm của cái chết và họ đã chụm lại sưởi ấm cho nhau bằng tình người rộng lượng, vị tha. Qua đây, cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng lên của bà cụ Tứ đó là luôn mang trong mình niềm lạc quan, khát vọng vun vén, xây dựng được hạnh phúc cho mái ấm gia đình mặc cho cái chết có bủa vây, cái đói có trói buộc con người đến đâu.

Kết bài

“ Vợ nhặt” không chỉ là trang văn, đó là những trang đời thấm đẫm nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng, nhưng vẫn vang lên sức mạnh của tính yêu- một bài ca về tình người đẹp đẽ nhất. Đây sẽ là một gí trị nhân đạo ấm áp của nhà văn giữa lạnh lẽo của chết chóc và đói nghèo. Và nó cũng được thể hiện rất tỏa sáng trong chính con người bà cụ Tứ, hiểu hết cơ sự, bà không khinh, không ghét thi mga bà thương cảm nhiều hơn cho số phận con trai bà và người phụ nữ cơ hàn đó. Bà cụ Tứ không nhìn thị như hạng rẻ rúm, đầu đường xó chợ mà bà coi đó là duyên, là phận, là tình yêu, là khát vọng chân chính. Và trong bà cũng luôn có mầm lạc quan để lan tỏa tích cực ánh sáng niềm tin cho con cái được hạnh phúc. Từ bóng tối của nghịch cảnh, Kim Lân muốn tỏa sáng chất thơ của hồn người.

Nguồn: https://congdecor.vn/ban-can-biet/phan-tich-tac-pham-vo-nhat.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *